












Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
bài giảng quản trị kinh doanh quốc tế
Typology: Lecture notes
1 / 20
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
Câu 1: Trình bày các phương thức của hoạt động kinh doanh quốc tế thông qua những ví dụ thực tế đối với các chủ thể của Việt Nam trong những năm vừa qua.
1. Mua bán đối lưu Khái niệm : là phương thức giao dịch trao đổi hang hóa, trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hang hóa giao đi có giá trị tương đương với lượng hang hóa nhận về. Mục đích: không phải nhằm thu ngoại tệ mà nhằm thu về lượng hàng hóa khác có giá trị tương đương. Đặc điểm : mỗi người vừa là người mua, vừa là người bán. Việc mua bán khởi đầu lấy giá trị sử dụng làm thước đo. Các hình thức: Nghiệp vụ hành đổi hang Nghiệp vụ bù trừ :
Ưu điểm :
Khái niệm : là phương thức gia công quốc tế trong đó bên đặt gia công nước ngoài cung cấp máy móc thiết bị, nguyên liệu, phụ kiện thành phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công. Toàn bộ sản phẩm làm ra bên nhận gia công sẽ giao lại cho bên đặt gia công để nhận về được 1 thù lao ( phí gia công theo thỏa thuận) ở việt nam có các hình thức gia công :
4. Đấu thầu quốc tế Khái niệm: Đấu thầu quốc tế là một phương thức giao dịch đặc biệt, trong đó người mua (tức là người gọi thầu) công bố trước điều kiện mua hàng để người bán (tức người dự thầu) báo giá mình muốn bán sau đó người mua sẽ chọn mua của người báo giá rẻ nhất và có điều kiện tín dụng phù hợp hơn cả với những điều kiện đã nêu. Phương thức đấu thầu được áp dụng tương đối phổ biến trong việc mua sẵm và thi công các công trình của nhà nước, nhất là tại các nước đang phát triển. Ví dụ: một dự án xây dựng một nhà máy, doanh nghiệp cần có một bản thiết kế xây dựng nhà máy. Công ty đã công bố gói thầu và được các công ty thiết kế gửi hồ sơ dự thầu. sau khi tổng hợp được tất cả các hồ sơ dự thầu sẽ có tổ chức buổi đấu thầu chọn ra công ty phù hợp với điều kiện. 5. Đấu giá quốc tế Khái niệm : Là phương thức mua bán đặc biệt, được tổ chức tại một địa điểm công khai,tại một địa điểm nhất định, tại đó người bán trưng bày và giới thiệu hàng hoá. Người mua tự do xem hàng hoá và trả giá. Hàng hoá được bán cho người trả giá cao nhất. Đặc điểm:
thì thành lập các trung tâm đấu giá như các trung tâm nổi tiếng LonDon, New York , Amsterdam… có từ hàng vài thế kỷ nay. Ví dụ: Giới các nhà đầu tư, những nhà sưu tập trên thế giới ngày càng trở nên quan tâm hơn đến các cuộc đấu giá tại Việt Nam – nơi mà họ có thể tìm được cho mình cơ hội để sở hữu các sản phẩm độc nhất vô nhị. Một số sản phẩm đặc biệt chỉ có một đơn vị sẽ được đưa ra bán đấu giá để có thể lấy số tiền đó ra làm từ thiên như cuộc đấy giá 31/12 hàng năm để lấy ssos tiền đấu giá được ủng hộ vào quỹ vì người nghèo. Và hiện nay, ở Việt Nam còn xuất hiện đấu giá các sản phẩm như điện thoại, laptop theo hình thức đấu giá ngược qua điện thoại.
6. Giao dịch tại sở giao dịch Khái niệm: là phương thức đặc biệt diễn ra thường xuyên tại một địa điểm cố định. ở đó thông qua những người môi giới ở SGD họ mua bán các hang hóa có khối lượng lớn, tính chất đồng loại, có phẩm chất thay thế được cho nhau. Các loại giao dịch:
Kinh doanh xuất nhập khẩu thường diễn ra các hình thức sau : +) xuất nhập khẩu hàng hoá hữu hình +) hàng hoá vô hình (dịch vụ) +) xuất nhập khẩu trực tiếp +)xuất nhập khẩu gián tiếp (hay uỷ thác) Khó khăn
Trình bày môi trường kinh doanh quốc tế hiện nay ở một thị trường cụ thể. Nếu được giao nhiệm vụ xây dựng một kế hoạch kinh doanh quốc tế thì bạn sẽ quan tâm đến phương thức kinh doanh nào? Ở đâu? Hãy cho biết tại sao? Cần phải làm gì để triển khai thực hiện thành công kế hoạch kinh doanh đó. Môi trường kinh doanh nói chung được hiểu là tổng hợp các yếu tố , các lực lượng xung quanh ảnh hưởng tới hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. các lực lượng này cũng có thể được phân loại thành bên ngoài hoặc bên trong. Lực lượng không thể kiểm soát được là các lực lượng bên ngoài mà các chủ thể kinh doanh phải thích ứng với nó, nếu muốn duy trì sự tồn tại của mình Môi trường kinh doanh quốc tế hiện nay ở thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam
1. Môi trường luật pháp Thị trường xuất nhập khẩu liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau. Nên môi trường luật pháp ở đây cần được hiểu là môi trường luật pháp không chỉ của quốc gia hàng hoá được gửi đi mà còn của quốc gia hàng hoá đi qua, quốc gia hàng hoá được gửi đến và luật pháp quốc tế. Bất kỳ một sự thay đổi nào ở một trong những môi trường luật pháp nói trên như sự ban hành, phê duyệt một thông tư hay nghị định của Chính phủ ở một trong những quốc gia kể trên; hay sự phê chuẩn, thông qua một Công ước quốc tế cũng sẽ có tác dụng hạn chế hay thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu.
nền kinh tế thế giới Các chính sách cho những hoạt động kinh tế trong một thị trường có thể hoàn toàn không thich hợp với những hoạt động kinh tế trong một thị trường khác.
Ngôn ngữ cũng là một yếu tố quan trọng trong nền văn hóa của cùng quốc gia. Nó cung cấp cho nhà sản xuất kih doanh một phương tiienj quan trộng để giao tiếp trong quá trình hoaatj động xuất nhập khẩu
6. môi trường công nghệ Sự đổi mới ngày càng nhanh về mặt công nghệ trong vận tải bộ,thủy và hàng không đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ trong nghành vận tải, giảm chi phí khai thác, tác động đến các phương tiện vận tải trên thế giới Hiệu quả đạt được như trên trước hết là nhờ vào sự phát triển của ngành vận tải. Ngày nay, ngày càng nhiều oto , tàu hỏa ,tàu thủy ,máy bay thế hệ mới ra đời hiện đại hơn nhiều so với thế hệ cũ trước đó. Những phương tiện này có chỉ số kinh tế kỹ thuật tốt nhất, tiện sử dụng cho người lái, tạo được sự tin cậy ngày càng cao của khách hàng với những đòi hỏi ngày càng cao. Như với những bước tiến lịch sử của ngành hàng không thế giới, hàng không Việt Nam cũng đang từng bước đổi mới để hoàn thiện mình và hoà nhập với hàng không khu vực và thế giới, góp phần thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực giao nhận hàng không còn non trẻ. 7. môi trường tự nhiên Thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc giao hàng, nhận hàng và quá trình chuyên chở hàng hoá bằng đường thủy ,đường hàng không. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ làm hàng và thời gian giao nhận hàng hoá. Ngoài ra, quá trình chuyên chở trên đường thủy , đường hàng không cũng chịu nhiều tác động của yếu tố thời tiết có thể gây thiệt hại hoàn toàn cho quá trình vận
biệt khi Ngân Hàng điều chỉnh tỷ giá chính thức của VNĐ so với USD theo hướng có lợi cho xuất khẩu. Như đã dự báo cách đây 2 năm , nhu cầu thế giới sau khủng hoảng đối với hàng xuất khẩu , đặc biệt là nông sản Việt Nam đã gia tăng trong năm 2009 và đầu năm 2010. Cùng với đó, với những nỗ lực vượt qua khủng hoảng cùng lúc với việc khai thác lợi thế vừa mới hội nhập WTO chưa lâu , doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước tạo dựng thị trường và uy tín cho sản phẩm Việt Nam_._ Chính trị xã hội ổn định , những thành công trong chính sách kinh tế đã giúp Việt Nam vượt qua thời kì khủng hoảng nâng cao uy tín và vai trò của Việt Nam trên thế giới. Cùng với sự đóng góp tích cực của Việt Nam trên thế giới tạo nên những thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng Việt Nam qua các thị trường mới. Việt Nam ngày càng chủ động hơn trong các thể chế, tổ chức như ASEAN, APEC, WTO cũng đã khẳng định một vị thế mới cho nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam không còn là một nước chỉ nhận viện trợ mà đã có khả năng như viện trợ nhân đạo cho các nước khác, kể cả các nước có nền kinh tế phát triển cao hơn như Hoa Kỳ, Trung Quốc. Thực trạng về thực trạng kinh tế của Việt Nam luôn xuất hiện nhiều hơn trong các sách giáo khoa, các tạp chí nghiên cứu về kinh tế. Điều đó thể hiện sự quan tâm của các nhà nghiên cứu kinh tế tới nền kinh tế của Việt Nam, tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu sang các thị trường mới. Vị trí địa lý của Việt Nam cũng tạo ra một lợi thế cho các sản phẩm Việt Nam. Là một nước trung tâm của Đông Nam Á, một bên tiếp giáp với đất liền, một bên tiếp giáp với biển, lại nằm bên cạnh một thị trường rộng lớn Trung Quốc, lợi thế này cần được các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam quan tâm.
Sau một thời gian gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế như APEC, WTO, nguồn nhân lực của Việt Nam cũng đã được cải thiện, nâng cấp, đặc biệt tập trung cho các ngành xuất khẩu. Sự thiếu hụt lao động phổ thông là 1 cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam theo hướng gia tăng những sản phẩm đòi hỏi kỹ năng cao hơn, dẫn đến việc sản xuất nhiều mặt hàng có giá trị hơn. Bên cạnh những cơ hội Việt Nam cũng còn gặp nhiều khó khăn thách thức. Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD còn ẩn chứa nhiều rủi ro khi cung cầu ngoại tệ chưa ổn định.Tỷ giá của tiền đồng đối với USD cũng khiến cho xuất nhập khẩu Việt Nam có phần lệ thuộc vào sức mạnh của đồng USD trên thế giới. Với các qui định của WTO và các hiệp định thương mại song phương, đa phương nhằm cắt giảm hay bãi bỏ thuế nhập khẩu, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, các rào cản phi thuế quan ngày càng được sử dụng nhiều để các quốc gia có thể bảo hộ sản xuất nội địa. Các biện pháp chống phá giá, chống trợ cấp được cho phép bởi WTO đã bị lợi dụng nhằm thiết lập nên những rào cản thương mại có hiệu quả bảo hộ tương tự như với thuế quan nhập khẩu. Trong vài năm gần đây và trong tương lai gần, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang và sẽ phải đối phó với nhiều hình thức rào cản thương mại mới như các tiêu chuẩn vệ sinh, xã hội và môi trường do cơ cấu sản phẩm xuất khẩu vẫn thiên về các mặt hàng nông sản, thực phẩm hay những sản phẩm sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày da Để các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam thâm nhập mạnh hơn vào các thị trường thế giới, những chiến lược sản xuất hướng đến tiêu chuẩn hóa và thích nghi hóa cần được quan tâm và phát triển cụ thể. Chỉ có tiêu chuẩn hóa các sản phẩm xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể
hàng nội địa. Muốn vượt qua những cản trở ấy phải hội nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO.
Tình hình xuất khẩu mặt hàng cá tra, cá basa. Từ đầu năm 2009 đến nay, xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam đã mở rộng thêm thị trường ra 24 quốc gia mới , nâng tổng số các thị trường nhập khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam lên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cá tra, basa vẫn đang là mặt hàng chiếm tỷ trọng giá trị xuất khẩu cao nhất trong nhóm thủy sản, nửa đầu năm 2009 đạt khối lượng xuất khẩu 206.000 tấn, kim ngạch 473,9 triệu USD. Thị trường tiêu thụ chính của cá tra, basa Việt Nam vẫn là EU với kim ngạch đạt 206 triệu USD trong 6 tháng đầu năm. Giữ vững thị trường cũ, mở thị trường mới Mặc dù chịu ảnh hưởng do khủng hoảng kinh tế, nhưng các thị trường nhập khẩu cá tra, cá basa chủ lực của Việt Nam (mạnh nhất là: EU, Mỹ, ASEAN, Ucraina, Mexico, Ai Cập) đều có mức tăng trưởng khá cả về mặt khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm trước. Do trong 4 tháng đầu năm 2009, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam vẫn chưa được phép xuất khẩu sang thị trường Nga, nên số cá dư ra đã được họ đẩy mạnh sang tiêu thụ tại các thị trường này. Hiện tại, EU vẫn là khối thị trường lớn nhất nhập khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam, với 26/27 quốc gia đã nhập khẩu cá của Việt Nam. Trong đó, 3 nước đứng đầu là Tây Ban Nha, Đức và Hà Lan , có khối lượng nhập khẩu chiếm 60% tổng lượng nhập khẩu cá tra, basa của toàn EU. Tây Ban Nha và Đức đồng thời là hai nhà nhập khẩu cá tra, basa lớn nhất của Việt Nam trong số 110 quốc gia nhập khẩu hai mặt hàng này. Thời gian vừa qua, Việt Nam cũng đã đẩy mạnh xuất khẩu vào 3 quốc gia EU khác, là Rumani, Bungari và Hungari. Sở dĩ cho tới nay, thị trường EU vẫn thích tiêu thụ cá tra, basa của Việt Nam là vì có mức giá phù hợp, đáp ứng tốt an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nửa đầu năm 2009, gần 100/190 doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đã xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU. Giá xuất khẩu trung bình cá tra của Việt Nam tới các nước EU tính theo giá FOB kể từ đầu năm đến nay đạt 2,445 USD/kg. Nga là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ 4 của Việt Nam, riêng đối với mặt hàng cá tra thì Nga lại càng là thị trường đầy tiềm năng, vì có nhu cầu cao đối với mặt hàng này. Hơn nữa, nếu so với các thị trường Nhật, Mỹ, EU thì thị trường Nga dễ tính hơn. Những tháng đầu năm, Nga đóng cửa đối với cá tra, basa Việt Nam, đã gây nhiều khó khăn cho xuất khẩu thủy sản. Từ tháng 5/2009, việc mở cửa thị trường Nga là tín hiệu rất tốt cho ngành Thuỷ sản Việt Nam và trong thời gian tới, Nga sẽ vẫn là thị trường lớn nhập khẩu cá tra của Việt Nam. Tại Australia , cá tra đông lạnh là một trong hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (cùng với tôm đông lạnh) nhưng mức tăng trưởng của mặt hàng từ đầu năm đến nay đã giảm so với cùng kỳ năm 2008. Tại thị trường này, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã chuyển hướng xuất khẩu các mặt hàng đông lạnh khác, như mực, cá basa, cá ngừ (trong đó cá basa tăng 63,9% về lượng và tăng 50,4% về kim ngạch). Giá xuất khẩu trung bình cá tra đông lạnh tại thị trường Australia nửa đầu năm 2009 là 2,94 USD/kg (giảm 3,8%). Để vượt qua những khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa nước ta đã tích cực mở rộng những thị trường mới. Nửa đầu năm 2009, có thêm 24 quốc gia mới nhập khẩu cá tra, cá basa của VN. Trong đó, Cadắcxtan, Nigeria và Irắc là 3 nước nhập khẩu rất triển vọng với số lượng nhập khẩu lớn. Kể từ sau khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá cao nhất đối với các sản phẩm cá tra, cá ba sa có nguồn gốc từ Việt Nam vào năm 2002, có thể nói năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 là khoảng thời gian Việt Nam phải đối mặt với nhiều rào cản nhất, cả về kỹ thuật lẫn phi kỹ thuật, không chỉ đối với cá tra, cá ba sa mà còn đối với cả tôm. Hầu hết các rào cản này đều xuất phát từ vấn đề chất lượng. Một số chỉ tiêu, yêu cầu kĩ thuật đối với cá tra, cá basa Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm : (Dựa theo 28 TCN 117 : 1998)
Tên chỉ tiêu Mức
Hiện tượng phản đối các sản phẩm cá tra, cá ba sa của Việt Nam xảy ra từ Ai Cập tới Tây Ban Nha, Mỹ, Pháp, Ý mà mới đây nhất là trường hợp của New Zealand. Trong bối cảnh các rào cản từ các thị trường được lập ra ngày càng nhiều đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam thì Chính phủ, các ban ngành, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng đã và đang có các động thái nhằm ứng phó với các rào cản này.