Download bài giảng chủ nghĩa xã hội khoa học and more Study notes Philosophy in PDF only on Docsity!
BÀI GIẢNG CNXHKH
Chương mở đầu I SỰ RA ĐỒI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
- Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học a) Điều kiện kinh tế-xã hội. Vào những năn 40 thế kỷ XIX cùng với sự phát triển nền sản xuất đại công nghiệp của CNTB, giai cấp công nhân các nước tư bản chủ nghĩa đã phát triển đông đảo, mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản trở nên gay gắt, giai cấp công nhân các nước TBCN đã đứng lên đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, nổi bật là những cuộc đấu tranh sau: Cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt thành phố Lion nước Pháp vào năm 1831-1834. Năm 1831 công nhân nêu khẩu hiệu sống có việc làm hay chết trong đấu tranh. Năm 1834 nêu khẩu hiệu cộng hòa hay là chết. Như vậy phong trào đấu tranh có sự phát triển từ kinh tế sang chính trị. Năm 1844 có khởi nghĩa công nhân dệt Si-Lê-Di nước Đức. Phong trào Hiến chương Anh 1836-1848. Cuối cùng những cuộc đấu tranh đều thất bại, vì không có lý luận soi đường. Sự thất bại của phong trào công nhân đặt ra yêu cầu phải có hệ thống lý luận để chỉ đạo phong trào công nhân. Tiếp theo từ thực tiễn những cuộc đấu tranh này tạo ra cơ sở thực tiễn để xây dựng nên hệ thống lý luận. b)Tiền đề khoa học tự nhiên và tư tưởng lý luận. -Tiền đề khoa học tự nhiên. Triết học và khoa học tự nhiên có mối quan hệ lẫn nhau. Khoa học tự nhiên là cơ sở cho hình thành quan điểm triết học. Nửa đầu thế kỷ XIX khoa học tự nhiên đạt được những thành tựu quan trọng như: Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, khẳng định vật chất và năng lượng không mất đi mà chuyển từ dạng này sang dạng khác. Thuyết tiến hóa của Đac uyn. Học thuyết tế bào. Những phát minh khoa học tự nhiên góp phần tạo nên thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng trong học thuyết Mác.
- Tiền đề lý luận có 3 tiền đề sau:
- Triết học Cổ điển Đức. Hai nhà triết học Cổ điển Đức là Heghen và Phơ Bách. Hê ghen 1770-1831 đã để lại cho học thuyết Mác phương pháp luận biện chứng. Ông cho rằng cả thế giới vật chất và tinh thần luôn vận động, giữa thế giới vật chất và tinh thần có sự chuyển hóa lẫn nhau. Phơ bách 1802-1872 đã để lại cho học thuyết Mác quan điểm duy vật. Tuy nhiên Phơ bách chỉ duy vật trong tự nhiên. Mác đã đưa thế giới quan duy vật vào trong xã hội.
-Kinh tế chính trị học Cổ điển Anh. Các đại biểu là A Đam Smit và Ri- Cac-Đô. A Đam smit để lại cho học thuyết Mác giá trị của lao động. lao động là nguồn gốc tạo nên sự giàu có trong xã hội. Mác đã tiếp thu nó và sáng tạo ra Học thuyết giá trị thăng dư.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với các đại biểu Xanh-Xi-mon, Phu Ri ê, Ô oen. Các ông đã để lại những giá trị cho học thuyết Mác. Những giá trị đó là:1. Đã phê phán gay gắt CNTB và những hậu quả do nó tạo ra. 2. Đưa ra những dự báo về xã hội tương lai về vai trò của khoa học kỹ thuật, về tổ chức xã hội mới. Tuy nhiên CNXHKT còn những hạn chế: 1. Chưa phát hiện ra quy luật vận động của xã hội. 2.Chưa tìm ra được những lực lượng xã hội có khả năng giải quyết mâu thuẫn xã hội TBCN. 3. Chưa đưa ra được phương pháp đúng đắn để xóa bỏ bất công, áp bức, bóc lột. 2. Vai trò của C. Mác và Ph. Ăngghen trong hình thành CNXHKH. C. Mác sinh 1818 mất 1883 thọ 65 tuổi. Ph. Ăngghen 1820 mất 1895 thọ 75 tuổi. Cả hai ông đều sinh ra trong gia đình quyền quý, giàu có. Mác sinh ra trong gia đình luật sư, còn Ăngghen sinh ra trong gia đình tư sản. Thời thanh niên khi còn trẻ cả 2 ông đều đứng trên thế giới quan duy tâm và lập trường dân chủ cách mạng. a) Sự chuyển biến lập trường triết học và lập trường chính tri của 2 ông. Năm 1843 Mác đã viết tác phẩm Phê phán triết học Pháp quyền của Heghen-Lời nói đầu. Trong đó ông phê phán quan điểm duy tâm của Heghen về nhà nước và trình bày quan điểm của mình. Ông khẳng định nhà nước là sản phẩm phát triển kinh tế xã hội. Kinh tế xã hội luôn vận động phát triển, cho nên nhà nước cũng thay đổi theo. Tư tưởng cơ sở kinh tế quyết định kiến trúc thượng tầng đã được hình thành. b) ba phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen. _ Chủ nghĩa duy vật lịch sử. hai ông đã kế thừa những di sản trước đó xây dựng nên CNDVLS. Các ông cho rằng nguồn gốc mọi vận động phát triển của xã hội loài người là sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nhu cầu của con người ngày càng tăng, cho nên họ luôn tìm cách cải tiến công cụ lao động làm cho lực lượng sản xuất luôn vận động và phát triển, đến khi mâu thuẫn với QHSX đang tồn tại, đòi hỏi phá vỡ quan hệ sản xuất đang tồn tại bằng một cuộc cách mạng và một hình thái kinh tế xã hội mới ra đời. Cứ như vậy xã hội luôn vận động và phát triển.
+Bổ sung tư tưởng cách mạng không ngừng.
- Tư tưởng về sự cần thiết xây dựng khối liên minh công nông. b) Từ Công xã Pa ri 1871 đến 1895 ( Ăngghen qua đời ). Thời kỳ này nổi bật nhất là Công xã Pa Ri 1871. Sau Công xã Pa ri Mác viết tác phẩm nội chiến ở Pháp để tổng kết sự kiện này. 1867 Mác xuất bản bộ Tư Bản. 1875 Mác viết tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Gotha. Thời kỳ này Ăng ghen viết tác phẩm Chống Đuy Rinh. Những nội dung các ông bổ sung: +Bổ sung tư tưởng đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp tư sản. Không đập tan nhà nước tư sản nói chung mà chỉ đập tan những cái lạc hậu phản động, nhưng tiếp thu những cái gì hợp lý. +Khẳng định Công xã Pa Ri là một hình thức nhà nước giai cấp vô sản. +Nêu ra các giai đoạn của hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa và những đặc trưng của nó. +Làm rõ tính quốc tế của cách mạng vô sản.
- Nêu lên sự ra đời của CNXHKH, luận giải nhiệm vụ nghiên cứu của CNXHKH.
2. V.I Lenin vận dụng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học trong điều kiện mới. V.I Lênin ( 1870-1924) sinh ra trong một gia đình có tinh thần cách mạng. Hoàn cảnh lịch sử:- Thế giới, CNTB từ tự do chuyển sang độc quyền. Hoàn cảnh nước Nga đang đứng trước một cuộc cách mạng DCTS, với nhiệm vụ lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng. Các lực lượng chống lại Nga hoàng có giai cấp tư sản, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân. a)Giai đoạn trước cách mạng Tháng Mười năm 1917. Nhiệm vụ chủ yếu của thời kỳ này là đấu tranh giành chính quyền về tay giai cấp công nhân. 1895 Lênin viết tác phẩm, Những người bạn dân là thế nào họ đấu tranh chống lại những người Dân chủ xã hội ra sao? Tác phẩm này ông đã chống lại chủ nghĩa Dân túy, chủ nghĩa này đề cao vai trò giai cấp nông dân. Ông khẳng
định giai cấp nông dân không có hệ tư tưởng độc lập, nên không thể lãnh đạo được cách mạng. Để thành lập đảng của giai cấp công nhân Lênin viết tác phẩm Làm gì? Trong tác phẩm này ông xây dựng lý luận xây dựng Đảng kiểu mới, khẳng định vai trò của lý luận cách mạng, không có lý luận cách mạng không có phong trào cách mạng. Năm 1904 Lenin viết tác phẩm Một bước tiến hai bước lùi, nêu lên nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng cộng sản là tập trung dân chủ. Năm 1905 Lenin viết tác phẩm, Hai sách lược của Đảng Xã hội dân chủ. Tác phẩm này nêu lên tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Khẳng định cách mạng dân chủ tư sản ở Nga phải do giai cấp công nhân lãnh đạo. Tháng 7/1917 Lênin viết tác phẩm Nhà nước và cách mạng. Tác phẩm này đã nêu lên điều kiện cho cách mạng bùng nổ, thời cơ cách mạng giành thắng lợi, làm rõ tính tất yếu ra đời, tồn tại và tiêu vòng của nhà nước chuyên chính vô sản. b) Thời kỳ sau cách mạng Tháng Mười. Trọng tâm thời kỳ này là xây dựng nhà nước của giai cấp công nhân, xây dựng một xã hội mới. Ngay sau cách mạng Tháng Mười vào quý 1 năm 1918 Lênin viết tác phẩm, Nhiệm vụ trước mắt của chính quyền xô viết. Đó là nhiệm vụ kiểm soát xã hội mới, xây dựng kỷ luật lao động mới và sử dụng chuyên gia tư sản. Những nội dung cơ bản Lênin nêu lên trong thời kỳ này: -Lênin tập trung xây dựng nhà nước kiểu mới, xây dựng đội ngũ cán bộ có tính chuyên nghiệp trong tác phẩm Thà ít mà tốt.
- Phát triển về lý luận thời kỳ quá độ lên CNXH. Lenin phê phán những quan điểm xuyên tạc chuyên chính vô sản. Ông khẳng định CCVS là tiếp tục cuộc đấu tranh giai cấp trong điều kiện lịch sử mới với hình thức, phương pháp mới.
- Lênin xây dựng lý luận dân chủ XHCN. Lênin cho rằng dân chủ vô sản khác về bản chất với dân chủ tư sản. -Lênin đưa ra cương lĩnh dân tộc- cơ sở cho các Đảng cộng sản giải quyết vấn đề dân tộc. -Lênin đưa ra chính sách kinh tế mới. Trong đó ông khẳng định ở nước Nga tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, xây dựng thương nghiệp XHCN- khâu nối liền công nghiệp với nông nghiệp, tư tưởng khoán nghĩa vụ cho nông dân trong việc
Nguyên nhân trực tiếp là âm mưu chống phá CNXH của các thế lực phản động, bằng rất nhiều biện pháp vừa quyết liệt, vừa thâm độc. Tiếp theo là những sai lầm thậm chí vi phạm những nguyên tắc CNMLN trong quá trình cải cách, cải tổ, ví dụ thừa nhận đa đảng, phủ nhận đấu tranh giai cấp trong giai đoạn đó, thiếu hệ thống lý luận cải tổ. Thứ ba là sự phản bội của những người lãnh đạo thậm chí ở cấp cao nhất. b)Từ năm 1991 tới nay. Năm 1978 Trung quốc thực hiện cải cách kinh tế- xã hội thu hút vốn đầu tư và chuyến sang nền kinh tế thị trường XHCN. 45 năm cải cách của Trung Quốc đã biến nước này thành một nước công nghiệp hiện đại như hiện nay. Trung Quốc có nền kinh tế đứng thứ 2 trên thế giới. Trong phát triển CNXHKH Trung Quốc đã có những đóng góp về lý luận, đã luận giải làm rõ kinh tế thị trường là sự phát triển cao của nền kinh tế và có kinh tế thị trường TBCN và kinh tế thị trường XHCN. Nêu lên tư tưởng xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc, đưa ra phương châm xây dựng CNXH Trung Quốc “cầm quyền khoa học, cầm quyền dân chủ, cầm quyền theo pháp luật”; “ Tất cả vì nhân dân”; “Tất cả dựa vào dân”; thực hiện 5 kiên trì. Đại hội XIX năm 2017 đã đưa ra phương châm” Quyết thắng xây dựng xã hội khá giả, giành thắng lợi vĩ đại chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới”, xây dựng xã hội hài hòa. Năm 1986 Việt Nam tiến hành đổi mới, từng bước chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN đã có những đóng góp vào lý luận CNXHKH như sau:
- Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH
- Kết hợp ngay từ đầu đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, kết hợp trong từng bước đi
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, tăng cường vai trò kiến tạo và vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế.
- Phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị XHCN.
- Mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc.
- Mở rộng quan hệ đối ngoại, thực hiện hội nhập quốc tế. III ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ Ý NGHĨA VIỆC NGHIÊN CỨU CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC 1.Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học
Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu những quy luật chính trị- xã hội, tính quy luật chính trị-xã hội của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển của hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn thấp là chủ nghĩa xã hội; những nguyên tắc cơ bản, những điều kiện, những con đường, hình thức, phương pháp đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm hiện thực hóa việc chuyển từ chủ nghía tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Các vấn đề chính trị-xã hội là các vấn đề về giai cấp, đấu tranh và liên minh giai cấp, vấn đề dân chủ, dân tộc, tôn giáo, gia đình, vấn đề văn hóa, vấn đề con người.... Nghiên cứu quá trình phát sinh của HT. KT-XH cộng sản chủ nghĩa là do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất xã hội cao với quan hệ sản xuất tư nhân TBCN. Sự ra đời của hình thái kinh tế -xã hội CSCN là kết quả của cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Quá trình phát triển của CNXH từ thấp tới cao. Những nguyên tắc, phương pháp của quá trình này là đấu tranh bằng con đường cách mạng của giai cấp công nhân. Muốn có điều đó phải xây dựng đảng thực sự trong sạch, thực sự cách mạng của giai cấp công nhân; có khả năng giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra. Trong công tác xây dựng ĐCS phải đặc biệt chú ý tới xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn. Điều kiện thắng lợi cách mạng của giai cấp công nhân là phải có chính đảng cách mạng, có khối đại đoàn kết dân tộc, có sự tự giác của nhân dân, phải có chiến lược sách lược cách mạng một cách đúng đăn. 2) Phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học Chủ nghĩa xã hội khoa học sử dụng phương pháp chung nhất của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Triết học MLN. Trên cơ sở đó chủ nghĩa xã hội khoa học sử dụng những phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp kết hợp logic và lịch sử. Đây là phương pháp đặc thù và quan trọng của chủ nghĩa xã hội khoa học. Phương pháp này phải dựa trên cơ sở thực tiễn, trên cơ sở nghiên cứu quá trình lịch sử, phát sinh, phát triển của vấn đề mà rút ra những khái niệm, phạm trù, quy luật.
- Có nắm vững lý luận CNXHKH mới hiểu đúng những nguyên nhân sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu, để có những biện pháp tránh mắc những sai lầm đó, có niềm tin vào thắng lợi của CNXH trên thế giới.
- Lý luận CNXHKH giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của cuộc đấu tranh tư tưởng hiện nay, của công tác tổ chức cán bộ từ đó vận dụng trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền các cấp.
- Qua nghiên cứu lý luận CNXHKH giúp chúng ta thấy được những khó khăn, phức tạp trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam, đồng thời củng cố niềm tin vào thắng lợi công cuộc đó và từ đó có quyết tâm vượt qua những khó khăn thách thức. Câu hỏi 1.Phân tích những điều kiện kinh tế- xã hội và vai trò của Mác và Ăngghen trong việc hình thành lý luận CNXHKH? 2.Phân tích Lênin đã vận dụng và phát triển CNXHKH như thế nào?
- Phân tích đối tượng nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học và so sánh với đối tượng của triết học và kinh tế học chính tri Mac- Lênin?
- Phân tích ý nghĩa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội khoa hoc? Chương 2 SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN I QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LÊNIN VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN. 1. Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân a)khái niệm giai cấp công nhân Ăng ghen khẳng đinh, giai cấp công nhân là những người lao động thế kỷ thứ XIX, ra đời và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của nền sản xuất đại công nghiệp. Dưới CNTB họ hoàn toàn không có TLSX, sống bằng việc bán sức lao động, cho nên cuộc sống của họ phụ thuộc nhu cầu lao động xã hội.
Ngày nay công nhân các nước tư bản chủ nghĩa một bộ phận có cổ phần không còn vô sản nữa và giai cấp công nhân các nước XHCN đã làm chủ những TLSX chủ yếu, cho nên, các nhà lý luận đã đưa ra khái niệm GCCN như sau: Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội, hình thành, phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại;họ lao động bằng phương pháp công nghiệp ngày càng hiện đại và gắn liền với quá trình sản xuất vật chất hiện đại, là đại biểu cho phương thức sản xuất mang tính xã hội hóa ngày càng cao. Họ là người lao động làm thuê do không có tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động để kiếm sống và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; vì vậy lợi ích cơ bản của họ đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản. Đó là giai cấp có sứ mệnh phủ định chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Từ định nghĩa trên có thể rút ra một số vấn đề sau: -Về phương diện kinh tế-xã hội. Giai cấp công nhân là lực lượng sản xuất hàng đầu trong xã hội công nghiệp, sản xuất bằng máy móc, hiện nay là tự động hóa. Các gia cấp khác ngày càng suy tàn cùng với nền sản xuất ĐCN, trái lại giai cấp công nhân ngày càng tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng cùng với sự phát triển của nền sản xuất ĐCN.
- Về phương diện chính trị-xã hội. Giai cấp công nhân bán sức lao động cho nhà tư bản để kiếm sống, có lợi ích đối lập trực tiếp với lợi ích của giai cấp tư sản. Lao động sống của người công nhân là nguồn gốc làm giàu cho xã hội hiện đại, nguồn gốc của giá trị thặng dư. Giai cấp công nhân là lực lượng đi đầu lật đổ chế độ TBCN và xây dựng CNXH ở các nước XHCN. b) Đặc điểm của giai cấp công nhân
- Đặc điểm nổi bật của giai cấp công nhân là lao động bằng phương pháp công nghiệp, sử dụng những máy móc ngày càng hiện đại, tạo ra năng suất lao động cao và sự giàu có cho xã hội hiện đại.
- Giai cấp công nhân đại biểu cho lực lượng sản xuất hiện đại, phương thức sản xuất tiên tiến.
- Từ những điều nêu trên đã tạo cho giai cấp công nhân có những đặc điểm khác với các giai cấp khác, là giai cấp tiên tiến nhất thời đại ngày nay, giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất, giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao và có bản chất quốc tế.
phương thức sản xuất tiên tiến là phương thức sản xuất CSCN, cho nên có sứ mệnh lịch sử tập hợp các tầng lớp nhân dân lật đổ giai cấp tư sản giành lấy chính quyền về tay giai cấp công nhân và những người lao động Thứ hai , do địa vị chính trị- xã hội của giai cấp công nhân. Dưới chủ nghĩa tư bản do lao động trong nền sản xuất đại công nghiệp cho nên giai cấp công nhân có những đặc điểm chính trị xã hội là giai cấp tiên tiến nhất, có tinh thần cách mạng triệt để nhất, ý thức tổ chức kỷ luật cao và bản chất quốc tế. b) Điều kiện chủ quan đề giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Thứ nhất , sự phát triển bản thân giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân phải có sự phát triển về số lượng tới một mức độ nhất định và phát triển về chất lương, tới mức giai cấp công nhận thức được vai trò vị trí của mình đứng lên đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Thứ hai, phải xây dựng được đảng cộng sản vững mạnh có đủ bản lĩnh, năng lực lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân. Đảng cộng sản là sự kết hợp CNMLN với phong trào công nhân. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản nổ ra vào nửa đầu thế kỷ XIX, nhưng cuối cùng đều thất bại, vì không có lý luận soi đường, không chỉ ra được mục tiêu, lực lượng cuộc đấu tranh, không chỉ ra được con đường biện pháp đấu tranh. Để cuộc đấu tranh thắng lợi cần có hệ thống lý luận là CNMLN. Ngược lại CNMLN với mong muốn giải phóng con người, giải phóng xã hội phải đi vào phong trào công nhân. Đảng cộng sản ra đời đánh dấu sự thay đổi về chất của phong trào công nhân, chuyển từ tự phát sang tự giác. Quan hệ giữa đảng cộng sản với giai cấp công nhân và dân tộc. Đảng cộng sản có những lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân và dân tộc, vì mục đích đấu tranh của Đảng là giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Giai cấp công nhân và những người lao động là cơ sở xã hội của ĐCS, là nguồn bổ sung đảng viên cho đảng; đường lối chính sách của đảng phải xuất phát từ lợi ích của giai cấp công nhân, được nhân dân đóng góp ý kiến. Tuy nhiên ĐCS không bao gồm toàn bộ giai cấp công nhân và nhân dân lao động mà chỉ bao gồm những phần tử ưu tú trong giai cấp công nhân và dân tộc, được trang bị lý luận tiên tiến là CNMLN cho nên có những vai trò sau: 1.Đảng cộng sản là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân. GCCN có nhiều tổ chức như công đoàn, các hội khác, nhưng cao nhất là ĐCS.
- ĐCS là đội quân tiên phong chiến đấu của GCCN và dân tộc, tiên phong trong lý luận, tiên phong trong hành động.
- ĐCS là lãnh tụ chính trị của GCCN và dân tộc, thể hiện ở khả năng tập hợp, năng lực tổ chức, lãnh đạo giai cấp công nhân và dân tộc.
- ĐCS là bộ tham mưu chiến đấu của GCCN và dân tộc, thể hiện vai trò ra những quyết định trong những thời điểm quyết định. Nếu quyết định đúng sẽ đưa cách mạng tiến lên, ngược lại sai sẽ gây tổn thất. Thứ ba , giai cấp công nhân phải liên minh với giai cấp nông dân và những người lao động khác. Điều này là cần thiết. Trong thời gian đấu tranh giành chính quyền, nếu không thực hiện liên minh, giai cấp công nhân không có lực lượng đủ sức đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Trong xây dựng CNXH nếu không liên minh không lôi kéo được giai cấp nông dân và những người lao động khác cùng nhau đi lên CNXH, thì giai cấp công nhân không xây dựng thành công CNXH, vì mục đích của giai cấp công nhân là đi đến xây dựng thành công CNCS. II.GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ VIỆC THỰC HIỆN SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN HIỆN NAY 1Giai cấp công nhân hiện nay a) Những điểm tương đồng của công nhân hiện nay với công nhân thế kỷ XIX
- Hiện nay giai cấp công nhân trong các nước TBCN vẫn là những người lao động làm thuê, bị bóc lột, thậm chí mức độ bóc lột còn cao hơn trước đây.
- Giai cấp công nhân phát triển cả số lượng và chất lượng cùng với sự phát triển của đại công nghiệp.
- Giai cấp công nhân vẫn là lực lượng sản xuất hàng đầu, là chủ thể trong nền sản xuất đại công nghiệp. b) Những biến đổi và sự khác nhau
- Xu hướng tri thức hóa của GCCN ngày càng tăng cùng với sự phát triển của nền sản xuất đại công nghiệp. Công nhân thường xuyên được đào tạo.
- Xu hướng trung lưu hóa. Trong các nước tư bản phát triển khoảng 50% công nhân có cổ phần.
xét lại; đấu tranh chống lại những phần tử thoái hóa biến chất tự diễn biến, tự chuyển hóa trong cán bộ công chức hay những cán bộ về hưu. Về văn hóa, trong các nước XHCN phải quan tâm xây dựng nền văn hóa mới- XHCN dân tộc, khoa học và đại chúng. Nền văn hóa XHCN kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Bảo vệ, giữ gìn, phát huy những giá trị của CNXH như hòa bình, tiến bộ, dân chủ,văn minh. IIISỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM
- Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam, những biến đổi hiện nay a) Những đặc điển GCCN Việt Nam GCCN Việt Nam ra đời do chính sách khai thác thuộc địa của Thực dân Pháp cho nên có những đặc điểm sau:
- Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam, đối lập trực tiếp với lợi ích của tư bản Pháp.
- Là lượng tiên phong, là giai cấp thực hiên sự đoàn kết với các giai cấp tầng lớp khác. GCCN Việt Nam đã được tôi luyện trong đấu tranh cách mạng.
- GCCN Việt Nam tiếp thu được truyền thống yêu nước và truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc.
- GCCN Việt Nam có nguồn gốc từ nông dân, có mối quan hệ gắn bó với GCND cho nên dễ thực hiện liên minh với GCND.
- GCCN Việt Nam do có nguồn gốc từ nông dân, cho nên còn hạn chế về trình độ học vấn, trình độ tay nghề và thường thiếu ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp. b) Những biến đổi của GCCN VIệt Nam
- GCCN Việt Nam đang có sự biến đổi nhanh về số lượng, nâng cao về chất lượng cùng với quá trình CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.
- GCCN Việt Nam ngày càng đa dạng hóa về ngành nghề, cơ cấu, có mặt trong mọi thành phần kinh tế, có trình độ, mức thu nhập, ý thức chính trị khác nhau.
- Công nhân tri thức của nước ta đã nắm được những tri thức khoa học, phần lớn đã đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.
2 Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay a) Nội dung kinh tế-xã hội.
- Ra sức phát triển lực lượng sản xuất, tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư, khuyến khích nhân dân bỏ vốn ra đầu tư cho sản xuất, tạo điều kiện cho thanh niên khởi nghiêp để tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người dân; cải tạo QHSX cũ, xây dựng QHSX mới XHCN.
- Là lực lượng đi đầu trong CNH, HĐH đất nước. thực hiện CNH theo hướng xây dựng nền kinh tế tri thức.
- Là lực lượng quan trọng trong thực hiện liên minh với giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức và những người lao động khác. Lực lượng đi đầu thực hiện liên kết 4 nhà ( nhà khoa học, nhà nước, nhà nông và nhà doanh nghiệp) b) Nội dung chính trị-xã hội
- Xây dựng ĐCS Việt Nam thực sự trong sạch vững mạnh, thực sự đạo đức và văn minh, để Đảng làm tròn vai trò đảng cầm quyền. Muốn thực hiện điều đó cần chăm lo xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chưc. Xây dựng Đảng vừa là công việc thường xuyên vừa là công việc cấp bách hiện nay. -Xây dựng nhà nước XHCN, thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân; nhà nước quản lý bằng pháp luật; thực hiện tốt vai trò quản lý các lĩnh vực đời sống xã hội.
- Xây dựng các tổ chức chính trị- xã hội ngày càng vững mạnh, có năng lực bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên và động viên nhân dân tham gia các phong trào cách mạng, phản ánh được nguyện vọng của nhân dân, có năng lưc phản biện xã hội, và giám sát các hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Phát huy dân chủ trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
- Tích cực đấu tranh chống tham nhũng, làm trong sach đội ngũ cán bộ, đảng viên và cán bộ, công chức nhà nước. c) Nội dung tư tưởng, văn hóa
- Khắc phục tư tưởng, tâm lý, thói quen của người sản xuất nhỏ, đấu tranh chống lại những tư tưởng phản động.
1.Nêu những quan điểm của CNMLN về giai cấp công nhân và nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp này? 2 Trình bày những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của GCCN và nhân tố chủ quan để GCCN hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình? 3 Phân tích nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thế giới hiện nay? 4 Phân tích đặc điểm giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay và nội dung sứ mệnh lịch sử giai cấp này hiện nay? 5 Những phương hướng và giải pháp chủ yếu xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay theo quan điểm của ĐCS Việt Nam? Chương 3 CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI I CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Chủ nghĩa xã hội được hiểu với các góc độ sau:
- Là một phong trào thực tiễn chống bất công, áp bức, bóc lột, ra đời khi xuất hiện áp bức bóc lột
- Là một trào lưu tư tưởng mong muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp, giải phóng con người, giải phóng xã hội
- Là một khoa học chỉ ra sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân, chỉ ra con đường, biện pháp để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
- Là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế- xã hội CSCN. 1 Chủ nhĩa xã hội giai đoạn đầu của hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa
- Học thuyết hình thái kinh tế- xã hội (HT. KT-XH) đã chỉ ra quá trình ra đời của HT. KT-XH cộng sản chủ nghĩa từ HT. KT-XH tư bản chủ nghĩa là một quá trình lịch sử tự nhiên do sự phát triển của lưc lượng sản xuất. Mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất xã hội hóa cao với QHSX tư nhân tư bản chủ nghĩa đòi hỏi giải quyết bằng một cuộc cách mạng xã hội.
- Mác chia HT. KT-XH CSCN ( cộng sản chủ nghĩa) thành hai giai đoạn. Giai đoạn thấp là CNXH với những đặc trưng như về kinh tế còn 2 thành phần kinh
tế, thực hiên phân phối sản phẩm theo lao động; về chính trị còn giai cấp, đấu tranh giai cấp cho nên còn nhà nước CCVS; về xã hội còn khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Giai đoạn cao là CNCS đặc trưng kinh tế là năng suất lao động rất cao, chỉ còn sở hữu chung của xã hội, thực hiện nguyên tắc làm hết năng lực hưởng theo nhu cầu; về chính trị và xã hội không còn giai cấp cho nên nhà nước tự tiêu vong, không còn phân biệt giữa thành thị và nông thôn, không còn phân biệt lao động trí óc và lao động chân tay. Sau này Lênin chia giai đoạn thấp thành thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ thoát thai từ CNTB cho nên tồn tại những tàn dư của xã hội cũ và những yếu tố của xã hội mới, chúng đấu tranh với nhau một cách quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực. Quá độ lên CNXH có hai loại nước, thứ nhất là các nước đã qua chế độ TBCN. Các nước này đã có một nền kinh tế, một xã hội phát triển, cho nên có nhiều thuận lợp, thời gian ngắn. Thứ hai là các nước chưa qua chế độ TBCN, những nước này kinh tế, xã hội còn kém phát triển, cho nên thời kỳ quá độ gặp nhiều khó khăn. Sau khi hoàn thành thời kỳ quá độ lên CNXH, các nước sang xã hội XHCN. Thời kỳ này với những đặc trựng sẽ nghiên cứu phần sau. 2 Điều kiện ra đời của chủ nghĩa xã hội a) Điều kiện kinh tế-xã hội. Chủ nghĩa xã hội ra đời khi lực lượng sản xuất của CNTB phát triển rất cao, mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất, đòi hỏi giải quyết mâu thuẫn này bằng một cuộc cách mạng XHCN. b) Điều kiện chính trị-xã hội
- Mâu thuẫn về kinh tế giữa Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trở nên gay gắt, nhưng cách mạng XHCN muốn nổ ra đòi hỏi giai cấp công nhân phải nhận thức được vai trò lịch sử của mình đứng lên đấu tranh chống lại gia cấp tư sản.
- Tiếp theo giai cấp công nhân phải xây dựng được ĐCS thực sự cách mạng, vững mạnh về tư tưởng và tổ chức, có khả năng tập hợp được quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh chống lại CNTB.
- Để giành được thắng lợi trong cuộc cách mạng XHCN đòi hỏi giai cấp công nhân phải nắm được thời cơ cách mạng. Thời cơ cách mạng là sự kết hợp yếu tố bên trong và bên ngoài. Bên ngoài là sự ủng hộ của giai cấp công nhân và những lực lượng tiến bộ trên thế giới. Yếu tố bên trong là sự suy yếu cực độ