Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

b ccbiqưc bcưoqiw cbo, Lecture notes of Insurance law

vươie ibeqơincvie neqivboievb ebivoqbeviev

Typology: Lecture notes

2021/2022

Uploaded on 05/06/2025

thanh-thuy-vu-1
thanh-thuy-vu-1 🇻🇳

1 document

1 / 6

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
Hội nhập nền kinh tế quốc tế là chủ trương lớn của Đảngvà Nhà nước, là nội dung quan
trọng, xuyên suốt của công cuộc đổi mới. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra
không gian phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam, nó giúp mở rộng quan hệ hợp tác
sâu rộng với các quốc gia trong khu vực và thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế, tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế sâu
rộng cũng đặt nước ta vào tình trạng dễ bị tổn thương, chịu nhiều sức ép trong bối cảnh
tình hình kinh tế - tài chính - tiền tệ toàn cầu trong những năm gần đây có nhiều bất ổn.
việc đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia trên thế giới cùng sự tích cực khi tham gia vào
các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các Hiệp định Thương mại tự do thế
hệ mới là cách mà Việt Nam hội nhập nền kinh tế thế giới
Những cơ hội của Việt nam khi hội nhập kinh tế quốc tế
Cơ hội về mở rộng thị trường xuất khẩu:
Trong những năm gần đây, nhằm đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế, Việt Nam tích cực tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là
các FTA thế hệ mới, trong đó nổi bật là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến
bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Hiệp định thương mại tự do giữa
Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU)- EVFTA.
Điều đó đã góp phần không nhỏ giúp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan
trọng về phát triển kinh tế, mở rộng thị trường xuất khẩu, củng cố thị trường
truyền thống, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tham
gia vào các thị trường tiềm năng trên thế giới, cũng như giúp cho người tiêu
dùng Việt Nam có thể tiếp cận được nguồn hàng phong phú, chất lượng với
giá cả hợp lí.... Điểm quan trọng là FTA thế hệ mới có mức độ cam kết rộng
nhất, bao phủ gần như toàn bộ các lĩnh vực về hàng hóa và dịch vụ; có mức độ
cam kết sâu nhất, mức cắt giảm thuế gần như về 0%; có cơ chế thực thi chặt
chẽ. Đối với CPTPP, Việt Nam cam kết xóa bỏ gần 100% số dòng thuế, trong
đó 65,8% số dòng thuếthuế suất 0% ngay khi Hiệp địnhhiệu lực; 86,5%
số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 4 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực;
97,8% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 11 kể từ khi Hiệp định
hiệu lực; các mặt hàng còn lại cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu với lộ trình xóa
pf3
pf4
pf5

Partial preview of the text

Download b ccbiqưc bcưoqiw cbo and more Lecture notes Insurance law in PDF only on Docsity!

Hội nhập nền kinh tế quốc tế là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là nội dung quan trọng, xuyên suốt của công cuộc đổi mới. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra không gian phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam, nó giúp mở rộng quan hệ hợp tác sâu rộng với các quốc gia trong khu vực và thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế sâu rộng cũng đặt nước ta vào tình trạng dễ bị tổn thương, chịu nhiều sức ép trong bối cảnh tình hình kinh tế - tài chính - tiền tệ toàn cầu trong những năm gần đây có nhiều bất ổn. việc đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia trên thế giới cùng sự tích cực khi tham gia vào các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới là cách mà Việt Nam hội nhập nền kinh tế thế giới  Những cơ hội của Việt nam khi hội nhập kinh tế quốc tế  Cơ hội về mở rộng thị trường xuất khẩu: Trong những năm gần đây, nhằm đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam tích cực tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là các FTA thế hệ mới, trong đó nổi bật là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU)- EVFTA. Điều đó đã góp phần không nhỏ giúp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế, mở rộng thị trường xuất khẩu, củng cố thị trường truyền thống, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tham gia vào các thị trường tiềm năng trên thế giới, cũng như giúp cho người tiêu dùng Việt Nam có thể tiếp cận được nguồn hàng phong phú, chất lượng với giá cả hợp lí.... Điểm quan trọng là FTA thế hệ mới có mức độ cam kết rộng nhất, bao phủ gần như toàn bộ các lĩnh vực về hàng hóa và dịch vụ; có mức độ cam kết sâu nhất, mức cắt giảm thuế gần như về 0%; có cơ chế thực thi chặt chẽ. Đối với CPTPP, Việt Nam cam kết xóa bỏ gần 100% số dòng thuế, trong đó 65,8% số dòng thuế có thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực; 86,5% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 4 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực; 97,8% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 11 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực; các mặt hàng còn lại cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu với lộ trình xóa

bỏ thuế tối đa vào năm thứ 16 hoặc theo hạn ngạch thuế quan. Đối với EVFTA, Việt Nam cam kết xóa bỏ 65% dòng thuế ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực; xóa bỏ trên 99% số dòng thuế trong vòng 9 năm; số còn lại sẽ áp dụng hạn ngạch thuế quan với mức thuế trong hạn ngạch là 0%. Về cơ bản, các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam, như nông, thủy sản, điện, điện tử đều được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Điều này không chỉ giúp tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mà còn tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.  Đối với sản xuất trong nước, việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do sẽ khiến cho nhiều mặt hàng làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trong nước có giá thấp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất trực tiếp nguyên vật liệu thay thế nhập khẩu. Từ đó giảm mức độ phụ thuộc vào các nguyên phụ liệu nhập khẩu, dẫn đến tăng tỉ lệ nội địa hóa trong hàng hóa xuất khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh và giúp tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn cho xuất khẩu.  Cơ hội về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI): Khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu sẽ giúp thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). FDI đóng góp một phần lớn vào GDP của Việt Nam. Nguồn vốn FDI không chỉ giúp tăng trưởng kinh tế mà còn tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động, đặc biệt trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ. Các FTA và FTA thế hệ mới đều hướng đến tạo ra một thị trường cạnh tranh công bằng, minh bạch, đều có các cam kết về đối xử công bằng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong các hoạt động đầu tư kinh doanh như thành lập doanh nghiệp, mua bán, sáp nhập, mở rộng, kinh doanh, vận hành… Theo đó, đã tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài có thể mạnh dạn đầu tư vào thị trường tiềm năng như Việt Nam. Việc đó tạo nên nguồn vốn FDI lớn cho sự phát triển cho nền kinh tế, đồng thời cũng góp phần giúp cho Việt Nam tiếp cận được các công nghệ, kĩ thuật hiện đại, hạn chế bớt các công nghệ lạc hậu, thúc đẩy phát triển công nghệ xanh, sử dụng các nguồn năng lượng tái

 Thách thức về sức ép cạnh tranh Sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam cũng như từng sản phẩm hiện nay còn thấp. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình cam kết của các hiệp định thương mại dẫn đến các hàng hóa sản xuất trong nước chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ hàng hóa nhập khẩu, đồng thời các ngành sản xuất trong nước chịu tác động trực tiếp của những biến động trên thị trường hàng hóa quốc tế. Mặt khác, hầu hết các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là gia công lắp ráp, nguyên phụ liệu đầu vào chủ yếu phải nhập khẩu; Tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu thấp, trong khi tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm chậm được cải thiện... Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu sức ép rất lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài khi họ có tiềm lực mạnh hơn về vốn, công nghệ và kinh nghiệm. Điều này có thể dẫn đến việc doanh nghiệp trong nước bị mất thị phần vào tay các công ty nước ngoài, đặc biệt là trong các lĩnh vực có nhu cầu cao và lợi nhuận lớn. Từ đó doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động. Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp Việt Nam cần phải đổi mới, cải tiến sản phẩm và dịch vụ, linh hoạt và thích ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường.  Thách thức về rủi ro từ biến động nền kinh tế toàn cầu Rủi ro từ biến động kinh tế toàn cầu là một trong những thách thức lớn mà Việt Nam phải đối mặt, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng. Hiện nay Việt Nam đang hướng đến một nền kinh tế mở nên có thể bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu như đại dịch Covid 19 hay cuộc chiến tranh giữa Nga – Ukraine. Những biến động này có thể dẫn đến sự sụt giảm trong xuất khẩu, giảm đầu tư nước ngoài và gia tăng thất nghiệp. Khi các đối tác thương mại chính gặp khó khăn, nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sự suy giảm nhu cầu từ các thị trường lớn như Mỹ, EU và Trung Quốc có thể dẫn đến sự sụt giảm trong xuất khẩu hàng hóa, làm giảm

doanh thu của các doanh nghiệp trong nước. đồng thời dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng có thể bị ảnh hưởng. Việt Nam là một quốc gia xuất khẩu nông sản và hàng hóa nguyên liệu. Sự biến động giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân và doanh nghiệp, từ đó tác động đến nền kinh tế nói chung. Sự biến động giá cả hàng hóa cũng có thể ảnh hưởng đến cán cân thương mại của Việt Nam. Nếu giá xuất khẩu giảm trong khi giá nhập khẩu tăng, điều này có thể dẫn đến thâm hụt thương mại, ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô.  Thách thức về hoàn thiện thể chế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Quá trình thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế đã có những tác động sâu rộng đến nền kinh tế Việt Nam. Công tác xây dựng thể chế, chính sách dần được hoàn thiện, giúp nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến rõ nét. Hội nhập quốc tế góp phần mở rộng thị trường, tăng lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của Việt Nam so với các nước trong khu vực; qua đó, cơ cấu hàng xuất khẩu đã có chuyển biến về chất. Tuy nhiên, so với thông lệ quốc tế, thể chế kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam còn khoảng cách lớn. Nếu chúng ta không nỗ lực cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường thì đây chính là rào cản ngăn dòng vốn đầu tư nước ngoài có chất lượng vào Việt Nam, không nâng được năng lực cạnh tranh của hàng hóa, sản phẩm Việt Nam trong thương mại quốc tế. Đồng thời, trình độ đội ngũ cán bộ và năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước cần tiếp tục tăng cường để đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát thị trường, cải cách thủ tục hành chính, hạn chế gian lận thương mại…  Thách thức về nguy cơ gia tăng khoảng cách giàu – nghèo Kể từ khi nước ta bắt đầu hội nhập, nền kinh tế trở nên năng động hơn. Các thành phần kinh tế có cơ sở phát triển mạnh mẽ, nhưng sự cạnh tranh giữa chúng có phần quyết liệt hơn. Chính sự cạnh tranh đó đã làmcho nhiều cơ sở sản xuất, nhiều doanh nghiệp bị phá sản, nhiều cơ sở sản xuất phải tiến hành tinh giản biên