









Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
adlaok akakk kksom pqual,mjkjia
Typology: Cheat Sheet
1 / 16
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
Đề tài :
cách đạo đức, thẩm mỹ đều phải lấy giáo dục làm nền tảng, cho nên Chủ Tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định:
“Hiền dữ phải đâu là tính sẳn Phần nhiều do giáo dục mà nên” Giáo dục Phật giáo ảnh hưởng rất nhiều mặt về cuộc sống con người. Song, ở đây chỉ bàn về con người hiện nay và với khuôn khổ nhỏ hẹp nên rất đơn giản và giới hạn. Vẫn biết muốn hợp với trào lưu phát triển khoa học kỹ thuật trong thời đại mới, giáo dục đòi hỏi nhiều về đời sống tâm linh, phát huy sáng tạo và ý thức trách nhiệm của mỗi người thì nền Giáo dục mới tồn tại vững mạnh. Giáo dục Phật Giáo luôn luôn gắn liền với mọi con người, hoàn cảnh và thời đại thật là “ khế cơ” “khế lý ”, linh động tùy thời, tùy cơ. Nhưng không phải tùy cơ mà biến mất Phật giáo.
Giáo dục nhân cách Phật giáo còn là sự điểm hóa mối tương quan, tương tác giữa con người và hoàn cảnh, con người và hành động, con người và tri thức, con người và đạo đức, con người và thời gian, con người với giá trị cuộc sống có mục đích cứu cánh giải thoát cho mình và cho nhân loại. Với vai trò, vị trí và chức năng, trách nhiệm và bổn phận; “ Giáo dục nhân cách Phật giáo” là chất keo kết nối giữa con người và cuộc đời hoài quyện vào nhau cùng tiến mãi trên lộ trình sáng đẹp của hào khí Đông Á, hay tinh hoa của Chân- Thiện- Mỹ, để chúng ta vẫn tồn tại mãi trong nguồn sống của con người từ thế hệ hôm nay đến thế hệ mai sau.
Đó cũng chính là lộ trình sống thực của chân lý, tự do và nhân tính được kết tinh từ nhân cách phẩm chất đạo đức của lòng từ bi bình đẳng vô ngã vị tha. Chính những giá trị tinh thần đó là sự tác động, sự ảnh hưởng, sự hình thành, sự phát triển để hoàn thiện nhân cách một con người.
Cuối cùng người viết xin chấp tay nguyện cầu cho nội dung hệ thống giáo dục “Nhân cách vô ngã”. Sớm được các nhà giáo dục sư phạm chấp nhận là môn học cần thiết trong các trường học và xã hội, để mọi người đều được học hỏi và áp dụng vào đời sống sinh hoạt hằng ngày của mỗi cá nhân. Nhằm phá chấp bởi những cái “ Ta ” cái sở hữu của ta mới thoát ra ngoài biển khổ sanh tử, đem niềm an vui đến cho nhân loại.
II. NỘI DUNG Những đặc điểm cơ bản của phương pháp giáo dục nhân cách:
1. Giáo dục tuổi trẻ Với sự phát triển của đất nước, thế hệ trẻ ngày nay có điều kiện để học tập rèn luyện, vui chơi tốt hơn, không ngừng nâng cao kiến thức văn hóa, khoa học công nghệ. Đồng thời văn hóa giỏi và trình độ cao hơn nửa họ khát vọng với một sức sống mảnh liệt, một lý tưởng cao xa, muốn hòa mình vào xã hội để đảm nhiệm một trách nhiệm nào đó mà họ có khả năng nắm bắt. Thế nhưng họ cũng có rất nhiều ngộ nhận, sai lầm, nông nỗi vì sự thoái hóa đạo đức, lễ nghĩa, nhân cách một con người. Vấn đề ở đây là tại sao thanh thiếu niên- sinh viên là những người được đào tạo từ trường lớp lại phá kỷ luật nhà trường và xã hội, thiếu văn hóa đạo đức, kém phẩm chất phải chăng do vì:
1 - Đánh mất mục tiêu giáo dục tri thức? 2 - Lầm lẫn trong phương pháp giáo dục?
3 - Thiếu đối tượng gương mẫu mô phạm? 4 - Tư tưởng bị xã hội phân hóa? Vấn đề tri thức đối với thanh thiếu niên thời đại được xem như là một trong những tình trạng khủng hoảng lớn có tính cách nghiêm trọng, không chỉ xuất hiện ở xã hội học đường, mà kể cả gia đình cũng đang lâm vào lối lo chung.
Quan điểm giáo dục Phật giáo cũng nói lên ý nghĩa này trong đời sống đạo đức và giác ngộ.
“ Đạo đức của một người tùy thuộc một phần vào sự tu tập vun trồng từ các đời trước, nhưng chủ yếu là do sự tu tập vun trồng trong đời này. Cá tính, tâm lý, sự giáo dục, tập quán xã hội, hoàn cảnh v.v…là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến đạo đức của một cá nhân. Một người không có tôn giáo hoặc có bất cứ tôn giáo nào cũng có thể có đạo đức tốt nếu những hành vi của người ấy mang lại lợi ích cho mình đồng thời cho số đông. Vì đạo đức vốn thuộc đời sống tâm linh nên đạo đức thường gắng với lý tưởng tôn giáo. Sự tin tưởng vào một tôn giáo là một động cơ mạnh mẽ khiến người ta tu tập, trao dồi phẩm hạnh đúng theo giáo lý của tôn giáo.”(1)
Cũng như lời Đức Phật dạy: “Hoa thơm nhờ nhụy, người giá trị nhờ đạo đức” Thật vậy, giá trị đạo đức Phật giáo đặt nền tảng trên con người và khẳng định mọi người đều bình đẳng, đều có khả năng giác ngộ: “ Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành”. Điều này chứng tỏ đạo đức Phật giáo là nếp sống đề cao con người, đưa con người vào vị trí tối thượng. Và một lần nữa Thế Tôn khẳng định: “ Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do mưu cầu hạnh phúc, từ đó phải tôn trọng quyền sống của người khác và các sinh vật”. Những đức tính này Phật giáo gọi là từ bi.
Từ bi trong đạo Phật là tình thương hoàn toàn vị tha, chỉ muốn đem lại an vui và làm vơi bớt nổi khổ đau cho người khác và các sinh vật. Chính tình thương bao la ấy, Thế Tôn đã từ bỏ cung vàng điện ngọc, hòa mình vào nổi khổ chúng sanh, chan hòa tình thương trong vạn vật, và cuối cùng đem sự giác ngộ cứu khổ cho đời. Đức Bi có thể thực hành một cách trọn vẹn khi nó song hành với Trí. Bi và Trí đều được phát triển đồng hành với nhau, Trí làm Bi sáng suốt, Bi giúp Trí thuần lương. Từ bi-Trí tuệ giúp mọi người nhận thức, đánh giá hành động tốt xấu, thiện ác… trong tất cả vấn đề.
Đạo đức Phật giáo không phải là một phạm trù trừu tượng mà là những nội dung hết sức cụ thể, có tính hệ thống bao gồm nhiều nhân bản, khoa học rất thực tại. Tất cả những nhân tố góp phần xây dựng bản thân, hướng dẫn mọi người sống một lối sống tích cực để làm nên những viên đá xây dựng nên nhà hạnh phúc.
Phật giáo xây dựng đạo đức dựa trên nền tảng trí tuệ nên đạo đức có cái nhìn giá trị ổn định phù hợp với thời gian, không gian. Chuẩn mực đạo đức do từ cá thể thể nghiệm, không thể dựa vào sự tướng bên ngoài. Do đó, đạo đức Phật giáo là con đường tự nguyện tự chứng. Đây chính là nền tảng đạo đức Phật giáo, điều này được các nhà đạo đức thường nói:
“Tâm bình thế giới tự nhiên bình Nghiệp tịnh thanh liền cảnh tịnh thanh”
(1) (^) TT Thích Toàn – sđ d tr.
dục về đạo đức nhưng mềm dẻo hơn, uyển chuyển và thích nghi với đời sống xã hội hơn”.
Nhưng đó chỉ là bước đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách, chỉ mới hun đúc được về phương diện đức dục, còn về phương diện trí dục cần phải qua môi trường quan trọng thứ hai đó là nhà trường.
3. Giáo dục học đường: Học đường là một thiết chế xã hội, là nơi cung cấp những kiến thức và những chức năng cần thiết, nơi đào tạo cơ sở khoa học cho học sinh, sinh viên sử lý đúng đắng các mối quan hệ cho xã hội. Nhà trường là xã hội hóa, phổ cập hóa những kiến thức phổ thông cho những tâm hồn có ý chí hòa bảo và lý tưởng vươn lên đến vòm trời xa rộng.
Đứng về phương diện lãnh đạo GHPGVN hiện nay nhằm cũng cố đội ngũ Tăng Ni trẻ trên ba lĩnh vực học để đào tạo chuyên ngữ Phật học gọi là Giới học, Định học và Tuệ học. Ba lĩnh vực này Phương Tây thế kỷ thứ 19 các nhà giáo dục gọi là Đức dục, Thể dục và Trí dục. Phật giáo từ rất sớm đã chú trọng ba lĩnh vực giáo dục này mà còn cho thấy liên quan hữu cơ giữa ba môn học này như “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Huệ”.
Nói thể dục theo Phật giáo không có nghĩa chỉ rèn luyện cơ bắp mà còn một phương diện giáo dục giúp ta làm chủ được thể chất vững chải và cân bằng với tinh thần. Với tinh thần nhất thừa, tinh thần và thể chất là hai mặt của con người. Bởi vì Phật giáo không chủ trương nuông chìu thể xác, cũng không hành hạ thể xác. Đức Phật từ bỏ sự khổ hạnh và nhận bát sữa của Bà Tu Xà Đề, không phải là sự thoái chí ngã lòng mà đó chính là biểu hiện một phương tiện Phật giáo.
Về phương diện Đức dục theo Phật giáo không dạy con người ta lòng thương hại ban ơn. Từ bi nhẫn nhục là một sức mạnh vô song, đến xô núi Tu Di cũng đỗ chứ không phải ngồi gục lim dim, miệng niệm nam mô để ai muốn làm gì thì làm. Nếu không như thế thì chỉ là bố thí khiếp nhược chứ không phải là từ bi nhẫn nhục. Có điều là cái đức nhục có sức mạnh vô song ấy Đức Phật không dùng nó để chinh phục mà để hòa hợp. Ngay cả với phiền não cũng không dung chứa cái xác của nó? Biến Phiền não thành Bồ đề, Phiền não – Bồ đề là hai mặt của một thể. Ngôi nhà một ngàn năm tăm tối khi thắp đèn lên bóng tối đi đâu? Ngọn lửa bùng lên thì vô minh, phiền não cũng như thế đó. Giáo dục Phật giáo là giáo dục chuyển hóa không tiêu diệt, giáo dục hòa hợp không chinh phục. Cái văn hóa giáo dục đó của Phật giáo thể hiện trong lối kiến trúc truyền thống của đền đài Châu Á tổng cộng với những nóc mái xòe như đôi tay dang ra ôm vũ trụ vào lòng, như câu thơ miêu tả:
“Mái chùa che chở hồn dân tộc Nếp sống muôn đời của tổ tông” Về phương diện Trí dục nó chiếm giữ vai trò rất quan trọng. Trong Quốc Văn giáo khoa thư lớp Đồng ấu có bài dạy cho bọn trẻ thế này “Tôi đi học để làm gì? Tôi đi học để biết đọc, biết viết biết tính toán và biết nhiều khoa học khác nữa”. Đạo Phật cũng có câu: “Duy Tuệ Thị Nghiệp” nghĩa là chỉ có trí tuệ và sự nghiệp tu học sự giáo dục của người tu học Phật pháp. Thái tử Sĩ Đạt Ta đã giác ngộ thành Phật qua nhiều năm tham thiền nhập định. Giáo dục Phật giáo còn mở rộng nhiều lĩnh vực có tính xã
hội như Phật dạy Bồ Tát phải học Ngũ minh. Như vậy cách đây 25 thế kỷ Đức Phật đã coi trọng giáo dục, trí dục và truyền thừa cho đến ngày nay khi khoa học mới bắt đầu chứng minh. Vì có trí tuệ mới phá trừ vô minh mà giác ngộ, làm cho người khác giác ngộ được như mình và làm đầy đủ đến nơi đến chốn. Cho nên trong giáo dục Phật giáo, giáo dục Trí dục và giáo dục Đức dục là hai mặt của một thể gắn bó sâu sắc.
Hệ thống giáo dục của Phật giáo luôn xắp xếp một cách lôgích theo các phạm trù sau: “Từ bi - Trí tuệ, bình đẳng - tự do, lục hòa - bát chánh, lý tưởng và hạnh nguyện” luôn đi liền với nhau tạo nên một sức sống mãnh liệt với một tâm hồn thánh thiện trong cuộc sống thực tại từ nghìn xưa và mãi tận nghìn sau, vẫn là bài học phù hợp với mọi thời đại và môi trường.
4. Giáo dục cộng đồng: Giáo dục cộng đồng có nghĩa là giữ gìn và tôn trọng cái chung, góp sức vào công việc chung của xã hội để giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, hướng tới chân, thiện, mỹ, xây dựng một nếp sống lành mạnh, trong sáng với một ý chí lớn, một tình cảm lớn, xây dựng nếp sống cộng đồng trên nền tảng:
-Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người.
Nhà trường và gia đình là mối tương quan sinh động, quân bình đem cái tiến bộ cho cá nhân và xã hội. Và để có thể góp phần tức cực vào việc xây dựng và phát triển xã hội, giáo dục phải xứng đáng đóng vai trò hướng dẫn của mình. Vai trò giáo dục này phải biết tìm hiểu chiều hướng phát triển lâu dài.
“Càng ngày người ta càng nhận thấy vai trò quan trọng của giáo dục không phải là nhằm nơi cung cấp những người thợ cho xã hội, và là ở nơi cung cấp những trái tim , những khối óc cho xã hội”(3)
(3) (^) Trích dẫn. Tư Tưởng Viện ĐHVH số 1-3-1973, p.
-Giáo dục con người biết hướng thiện, sống đạo đức, biết khép mình vào khuôn phép, kỷ luật tự giác.
-Giáo dục con người thấy rỏ tính độc đoán, uy quyền hưởng thụ, bất công của những người có quyền thế, thấy rỏ sự thật khổ đau ở Âm phủ, và cuộc “hổn thế” ở Trần gian để xây dựng một xã hội công bằng, nhân ái, an lạc và hạnh phúc.
-Giáo dục tâm lý con người đầy tình người, giáo dục ý chí và quyết tâm theo đuổi con đường lý tưởng của mình.
_-Xây dựng nhân cách toàn diện qua các mặt:
-Nền giáo dục con người toàn diện ấy được xây dựng trên cơ sở sự thật vô ngã tính của vạn hữu, và trên căn bản niềm tin rằng tâm thức có khả năng chuyển hóa không cùng)”(5)
Trên đây là khái quát nội dung của nền giáo dục vô ngã. Trong mục này người viết chỉ chú ý khai triển sơ lược về biện pháp xây dựng nhân cách toàn diện đã nêu trên.
Về lý trí và hành động: Lý trí được đề cập ở đây là Trí Tuệ Vô Ngã. Với quan niệm con người ngũ uẩn do duyên mà hình thành, cho nên nó cũng do duyên mà diệt. Do đó con người hoàn toàn không có ngã tính. Khi con người nhìn nhận được như vậy thì trí tuệ vô ngã phát sanh, không còn chấp vào thân ngũ uẩn nửa mà thấy rỏ được vô ngã tính của tất cả các pháp, nhờ đó mà tham ái và chấp thủ sẽ tan dần đến hủy diệt, khổ nảo sẽ tiêu đi và nhân cách vô ngã dần dần hiển lộ.
Chính Đức Thế Tôn đã tuyên bố : “Ai thấy duyên khởi là thấy Pháp. Ai thấy Pháp là thấy Phật”.
Khi thấy được con người là vô tự tánh rồi thì hành động cũng phải vô tự tánh hành động vô ngã. Bởi vì: “Vô ngã là bản chất của hết thảy mọi sự vật, là chân lý nên gọi hành động trái với vô ngã, là trái với bản chất của các sự vật, trái với chân lý, tức là gây khổ đau, trở ngại cho giải thoát. Vậy, vô ngã có thể xem là hành động quên mình, vị tha, là từ bi hỷ xả, mang tinh thần tập thể đạo đức xã hội… mà mọi người đều xem là thiện hạnh”(6)
(5) (^) TT Chơn Thiện sđ d tr 93, (6) (^) Trần Tuấn Mẫn – Đạo Đức Học Phật Giáo VNCPHVN – 1995 tr. 107
Hành dộng vô ngã, vị tha là hành động của Bồ Tát hạnh có đầy đủ lục độ Ba La Mật, có Tín, Thí, Giới, Định và Tuệ. Hành động với một tâm nguyện sẳn sàng chịu đựng tất cả những khổ đau, xấu ác về phần mình, để cho mọi người, mọi loài được an vui, hạnh phúc; lấy niềm vui của mọi người làm niềm vui của chính mình. Đó là phương pháp rèn luyện nhân cách tuyệt vời.
Về đạo đức, tình cảm thẩm mỹ: Phật giáo xây dựng nền tảng đạo đức cá nhân, gia đình, xã hội đều từ năm giới cấm(không giết hại vật, không lấy của không cho, không tà hạnh trong các dục, không nói dối, không uống rượu). Cùng với nếp sống lục hòa cộng trụ, mọi người đều sống thương yêu nhau, kính trọng nhau, không hiềm khích, không dối ngạt lẫn nhau, luôn luôn giữ tâm bình lặng, thanh tịnh. Thanh tịnh trên ba nghiệp thân, khẩu, ý, trong mọi lĩnh vực, mọi hoàn cảnh, mọi thời gian. Nền tảng đạo đức đó được tóm ngọn qua bài kệ:
“Không làm các điều ác, Thành tựu các hạnh lành, Giữ tâm ý trong sạch, Chính lời chư Phật dạy.(pc 183) Về tình cảm, Thẩm mỹ thì lấy Tứ Vô Lượng Tâm tức là từ, bi, hỷ, xả, làm chất liệu sống trên cõi đời này.
Về thể lực, bản năng, dục vọng: Tâm lý tham dục thường che mờ tâm trí con người, đẩy đưa con người vào các sai lầm, đánh mất lý tưởng nhân sinh và xã hội cao thượng. Tham, sân, si, luôn là biểu hiện của tự ngã, chấp thủ, biểu hiện của cái giả ngã khổ đau. Đây là vấn đề tâm lý cần được giáo dục, huấn luyện kỹ để tránh rối loạn cho cá nhân, gia đình và xã hội. Quá trình huấn luyện tâm lý được thực hành bởi thiền định, luôn luôn quán Tứ Niệm Xứ: Quán thân bất tịnh, Quán tâm vô thường, Quán pháp vô ngã, Quán thọ thị khổ. Và Ngài khẳng định rằng: “Đây là con đường độc nhất khiến chúng sanh được thanh tịnh, giúp vượt qua sầu bi, chấm dứt khổ ưu, chứng đạt chánh lý, chứng ngộ Niết bàn: tức là Tứ Niệm Xứ”(Tương ưng V, tr257). Bên cạnh đó phải nổ lực thực hành Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Ngũ Căn…
Về ý chí kiên định tâm tư ổn định: Trong kinh Hoa Nghiêm, phẩm ly thế gian cũng có bài: “Quán sắc như bọt nước Thọ như bong bóng nước Tưởng y như sóng nước Các hành như cây chuối Các thứ là vô ngã”. Bởi vì nói Ngũ uẩn là vô ngã, là dối hư vọng. Như trước đã trình bày, con người chúng ta là con người Ngũ uẩn, cho nên nó không thật, vô thường biến hoại và vô ngã. Do đó, chúng ta không làm chủ được thân Ngũ uẩn, nhưng với trí tuệ vô ngã chúng ta
Thế Tôn liền dạy thanh niên Singa nên quay về đảnh lễ sáu phương trong giáo pháp của bậc thánh. Đó chính là sáu món quan hệ ở đời, mỗi thành viên trong gia đình, ăn ở và đối xử vối nhau cho hợp tình hợp lý của một nề nếp chung gương mẫu. Đó là:
Tóm lại để xây dựng một xã hội tốt đẹp, đúng nghĩa nhất, một xã hội văn minh, công bằng, hạnh phúc thì cần phải có con người tốt. Cũng như chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, cần phải có con người xã hội chủ nghĩa”.
Con người tốt là con người được phát triển toàn diện, có khả năng phân định tốt xấu, phải trái, hư thật, và có khả năng để hành xử các việc cá nhân, gia đình, xã hội.
Con người cần được hiểu một cách thực tế rằng không phải được sinh ra là trong sạch như một tờ giấy trắng mà nó có đủ một mầm tâm lý tốt, xấu lẫn lộn. Các tâm lý xấu như tham, sân, si, tật đố, kiêu căng, ngã mạn. phóng túng có mặt nhiều hơn và mạnh hơn các tâm lý tốt. Đặt biệt, với điều kiện sống trong xã hội trong thời đại mở cửa ngày nay thường kích động các tâm lý xấu nhiều hơn, do vậy yêu cầu đầu tiên của giáo dục con người có một trình độ hiểu biết, tư duy phân biệt rõ tốt xấu, hư thực, thịnh suy,… và có khả năng chỉ đạo tốt hành vi của chính mình theo tinh thần vô ngã vị tha.
“Ai cũng muốn lánh xa điều khổ, ai cũng muốn có hạnh phúc. Vậy hãy lấy lòng mình suy ra lòng người, đừng gây đau khổ cho người khác”(8)
Đó là: “Giá trị đích thực của nền văn hóa vô ngã, là ở cái tâm hành động được điều động bởi tâm lý vị tha, nhân ái và trí tuệ không chấp thủ, không tham ái, không sân hận…”(9)
Ngày nay chúng ta khơi dậy những nét tinh hoa sáng ngời của Đạo Phật, với một nguồn giáo lý đặc thù trên 25 thế kỷ, kế thừa tư tưởng nhập thế tích cực, tinh thần vô ngã qua những văn chương đầy sống động, lưu đậm nét vàng son của những văn gia, những vị Thiền sư của Phật giáo đời Lý Trần là sự tồn tại và phát triển đạo pháp tất cả thời đại.
(8) (^) HT. Thích Thiện Siêu – Vô Ngã Nơi Niết Bàn – VNCPHVN – 1990 tr. (9) (^) TT .Thích Chơn Thiện sđ d tr.120.
Với trí tuệ Bát Nhã vô phân biệt nhìn sâu vào ngũ uẩn, người đệ tử Phật sống một đời siêu thoát thì mới có đường hướng nhập thế, đem cái “ngã nhỏ bé” của mình hòa nhập với cái “đại ngã của vũ trụ”. Hãy phá ngũ uẩn, không chấp thủ đối với ngũ uẩn là có an vui, Niết bàn. Nếu người có tâm vô quái ngại đối với tất cả tức thể nhập với vũ trụ. Con người đạt được hạnh phúc vĩnh hằng khi quán “Ngũ uẩn giai không” và phá trừ ngã chấp, thành tựu được trí tuệ Vô Ngã. Người đệ tử có thể du hành trên những đợt sóng sanh tử hành đạo giúp đời mà không trốn tránh sợ hãi, hết thảy được tự tại, vô nhiễm ví như hoa sen, chỉ có thể mọc và sống trong bùn, lìa bùn không có hoa sen, lìa thế gian không có đạo giải thoát.
Con người là trung tâm điểm, là đối tượng duy nhất để bàn bạc, nghiên cứu và tìm hiểu của muôn ngàn chủ thuyết, tôn giáo…Tất cả những vấn đề kinh tế, văn hóa, chính trị và các sách vở Đông , Tây, Kim, Cổ đều do con người mà có và rốt cuộc cũng chỉ vì mục đích phục vụ cho con người; cho đến những tiến bộ và thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại ngày nay cũng chỉ để thỏa mãn nhu cầu của con người trong cuộc sống mà thôi.
Như đã trình bày trong quan niệm của Phật giáo con người là do duyên năm uẩn tập hợp thành, con người lại là chủ nhân của mọi hành vi của chính bản thân mình ở cả ba thời, quá khứ, hiện tại và vị lai. Tất cả mọi vấn đề hạnh phúc hay khổ đau của con người đều do con người toàn quyền thưởng phạt cho chính cuộc đời mình; ngoài con người ấy ra không có bất cứ Thượng Đế hay Thần Linh nào ban tặng cả. Như trong Kinh Pháp Cú Phẩm Tự Ngã, Đức Phật có dạy: “Tự ta gây ác nghiệp Tự ta nhiễm cấu trần Tự ta tránh ác nghiệp Tự ta tịnh thân tâm Nhiễm tịnh do ta cả Không ai thanh tịnh ai”. (pc.165) Điều đó nhắc nhở mỗi một con người phải “bản lai diện mục” để soi rọi lại chính mình mà sữa đổi và tránh xa những ác nghiệp và luôn trau dồi cho mình một cái tâm thanh tịnh trong sáng, luôn ý thức, như lời Đức Phật dạy: “Trước khi làm việc gì, phải nghĩ đến hậu quả của nó”, thì mới mong thành tựu kết quả an vui.
Trên phương diện đạo đức, nghiệp cũng gọi là nhân cách. Người biết tu tập nghiệp thiện thì con người đó xây dựng được nhân cách tốt đẹp; ngược lại, người chỉ mãi tạo ác nghiệp thì nhân cách con người ấy mất dần. Do đó mỗi cá nhân đều phải ý thức đầy đủ trách nhiệm của mình đối với mỗi hành vi, lời nói và ý nghĩ của mình, luôn luôn đem lại lợi ích cho mình và cho nhân loại. Cần phải nhận thức rằng gây thiệt hại cho xã hội cũng chính là gây thiệt hại cho chính bản thân mình.
Tóm lại, hạnh phúc, an lạc của con người trong đời sống hiện tại là ước mơ muôn đời của nhân loại. con người sinh ra, ai ai cũng đều khác khao được hạnh phúc và có quyền hưởng hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc ở thế gian này là món ăn không biết ngán của lòng tham không đáy, lòng ham muốn không bờ mé như người khát nước uống nước biển, càng uống càng khát. Nó không có hình thù tướng trạng, không có giới hạn tạm dừng, chỉ để lòng người thỏa thích ngay hiện tại mà không hề quan tâm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT Giác Toàn – Giáo dục phật giáo – Tài liệu giáo khoa lớp cao đẳng khóa III.
Hồ Chí Minh - Tuyển tập – NXB sự thật năm 1960, tr 728.
Trần Tuấn Mẫn – Trích dẫn tư tưởng viện ĐHVH số 1/ 3/ 1973.
I bid: P.68.
TT Chơn Thiện – Lý thuyết nhân tính qua kinh tạnh pali.
Trần Tuấn Mẫn – Đạo Đức Học Phật Giáo –VNCPHVN-1995.
Lê Văn Siêu - Văn minh việt nam – Nam chi tùng thư – 1964.
HT Thích Thiện Siêu – Vô ngã nơi niết bàn – VNCPHVN – 1990.
TT Thích Chơn Thiện – Lý thuyết nhân tính qua kinh tạng pali.